Digital Marketing hay còn được gọi là tiếp thị kỹ thuật số. Hiểu một cách đơn giản thì chính là một hình thức quảng bá sản phẩm thông qua các kênh truyền thông điện tử, chủ yếu là mạng xã hội. Đây là một giải pháp phù hợp trong thời đại 4.0 và được rất nhiều người lựa chọn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ những lợi ích của Digital Marketing.
Lợi ích của Digital Marketing đầu tiên phải kể đến chính là giúp xây dựng chiến lược với các phân tích có giá trị. So với cách quảng cáo sản phẩm và dịch vụ truyền thống thì bạn sẽ không thể biết được những chiến lược của mình tác động đến khách hàng cụ thể như thế nào, họ hài lòng ở điểm nào và xu hướng của họ là gì.
Tuy nhiên, đối với Digital Marketing thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Các số liệu và phân tích sẽ được hệ thống phần mềm máy tính làm việc và tính toán. Bạn sẽ nhận được những kết quả cụ thể và rõ ràng nhất. Qua đó, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược của mình để phù hợp với đối tượng khách hàng mà sản phẩm, dịch vụ của mình muốn tiếp cận.
Đối với các chiến lược quảng cáo, tiếp thị trên tivi hoặc báo chí thì bạn phải đợi đến khi kết thúc chiến dịch thì mới có thể biết được hiệu quả mà chiến dịch mang lại. Nhưng nếu bạn lựa chọn Digital Marketing thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Digital Marketing sẽ cho phép bạn xem được kết quả chiến lược của mình nhanh chóng để bạn kịp thời điều chỉnh, xây dựng chiến lược tiếp theo.
Khi chạy một quảng cáo bất kỳ, chắc chắn các bạn đều muốn biết khách hàng của mình đón nhận sản phẩm này như thế nào? Họ có hài lòng về chất lượng của sản phẩm hay không? Vậy thì Digital Marketing chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Đo lường chất lượng nội dung là một trong những lợi ích của Digital Marketing mang lại cho người dùng. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể biết được đã có bao nhiêu người tiếp cận với sản phẩm tiếp thị của mình và phản ứng của họ đối với sản phẩm ra sao. 5 chỉ số KPI của Digital Marketing giúp đo lượng chất lượng nội dung chính xác gồm:
- Quảng cáo Google Adwords
- SEO
- Email Marketing
- Social Media
- Quảng cáo hiển thị/Quảng cáo banner
Quảng cáo Google Adwords
Quảng cáo Google Adwords thể hiện kết quả qua số lượng click hợp lệ tối thiểu mà sản phẩm đạt được. Bản chất của quảng cáo Google Adwords chính là tính phí theo lượng click vào quảng cáo. Khách hàng sẽ phải trả chi phí cho những lượt click hợp lệ. Do đó, việc cam kết số lượng click tối thiểu tương ứng với từng lĩnh vực là bắt buộc. Bên cạnh số click, quảng cáo Google Adwords còn thể hiện chất lượng nội dung của sản phẩm thông qua:
- Lượt hiển thị quảng cáo
- Tỷ lệ click/số lần hiển thị
- Vị trí trung bình của quảng cáo
- Điểm chất lượng của từ khóa
- Giá trung bình/click
SEO – Search Engine Optimization
SEO hay Search Engine Optimization thể hiện vị trí của website trên trang kết quả tìm kiếm của google khi người dùng tìm kiếm với bất kỳ từ khóa nào. Chỉ số này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó phần nào cho bạn biết được việc làm SEO của bạn có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, để đo lường chất lượng nội dung một cách chính xác nhất thì bạn cũng nên chú ý đến các chỉ số phụ như:
- Từ khóa SEO có bao nhiêu lượt tìm kiếm/tháng
- Lượng traffic ứng với từ khóa SEO là bao nhiêu trên/ngày/tháng
- Sự thay đổi thứ hạng Alexa web của bạn trước và sau khi làm SEO
- Sự thay đổi của page rank web trước và sau khi làm SEO
- Website của bạn được tối ưu những gì
- Website của bạn có lượng back link là bao nhiêu và những back link đó từ đâu tới.
Email Marketing
Hai chỉ số KPI cơ bản của Email Marketing chính là số email gửi đi thành công và số email được mở ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến các chỉ số khác như:
- Lượng click vào link trong email
- Lượng email được forward cho người khác
- Lượng người từ chối email
- Tỉ lệ email vào inbox hoặc spam