Bông cải xanh (súp lơ xanh) được mệnh danh là siêu thực phẩm với những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy Bông cải xanh có những công dụng gì? Cách sử dụng bông cải xanh mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Thông tin về Bông cải xanh
Bông cải xanh (súp lơ xanh) được mệnh danh là siêu thực phẩm với những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

Bông cải xanh chứa vitamin C là chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa, thanh lọc và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, Magie và canxi trong bông cải xanh còn giúp điều hòa huyết áp.
Hợp chất Sulforaphane có trong bông cải xanh có lợi trong việc phòng chống ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết…
Cơ chế chống ung thư của broccoli
Khi không nấu chín, broccoli chứa một lượng nhỏ chất có khả năng bảo vệ ADN trước sự tấn công của các enzyme oxy hóa − một trong những tác nhân gây ung thư;
Khi bạn nhai, các tế bào trong bông cải xanh bị đứt gãy và giải phóng một loại enzyme đặc biệt. Nhờ enzyme này mà một chất hóa học gọi là sulphoraphanes được hình thành. Một số phân tử hợp chất mới được gắn thêm một nguyên tử sulphur và hoạt động cơ chế đối kháng các độc tố sinh ung thư;
Bên cạnh đó, trong bông cải xanh còn có thêm protein ESP với nhiệm vụ tạo ra sự cân bằng cho các sulphoraphane kém sulphur.
10 Công dụng tuyệt vời từ Bông cải Xanh
Theo bác sĩ Trần Ngọc Anh – Hiện đang công tác tại Nhà thuốc An Tâm cho biết, Bông cải xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, một số công dụng đã được nghiên cứu và chứng minh như:
1. Tác dụng chống lại một số bệnh ung thư
Các nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy bông cải xanh tác dụng giảm nguy cơ ung thư ở một số cơ quan như ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, thận, bàng quang,…
Đặc biệt ngăn ngừa ung thư dạ dày: Broccoli có thể tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), đây là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn là tác nhân chính gây ung thư dạ dày.
2. Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ cao. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B9 (Folate) và một số khoáng chất như Kali, Phốt-pho và Selen.
Khoảng 78g bông cải xanh nấu chín sẽ cung cấp 84% nhu cầu năng lượng tối thiểu cho cơ thể.
3. Nâng cao sức khỏe tim mạch
Bông cải xanh có thể cải thiện chức năng tim mạch. Sử dụng bông cải xanh trong bữa ăn cho thấy không chỉ làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride và LDL cholesterol mà còn tăng nồng độ HDL cholesterol có lợi. Điều này giúp loại bỏ các nguy cơ về bệnh tim mạch cũng như xơ vữa mạch máu.
Chất chống oxy hóa trong bông cải xanh được nghiên cứu còn có thể giúp giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim gây ra.
4. Chứa những chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ sức khỏe
Bông cải xanh chứa nhiều glucoraphanin, đây là một hợp chất được chuyển hóa thành sulforaphane ở hệ tiêu hóa và có tác dụng chống oxy hóa. Sulforaphane làm giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm stress oxy hóa và các bệnh mãn tính.
Lutein và zeaxanthin cũng là những hợp chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh. Chúng có tác dụng bảo vệ những tế bào mắt khỏi tổn thương oxy hóa.
5. Kiểm soát đường huyết
Sử dụng bông cải xanh có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường. Nguồn chất xơ từ bông cải xanh cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh đái tháo đường.
6. Hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón
Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho hệ tiêu hóa. Việc sử dụng nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh giúp bảo vệ hàng rào lợi khuẩn và ổn định chức năng của hệ tiêu hóa.

7. Làm chậm quá trình lão hóa
Sulforaphane có trong bông cải xanh là một hợp chất quan trọng có trong bông cải xanh giúp cải thiện quá trình lão hóa thông qua tăng cường biểu hiện các gên chống oxy hóa.
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch ở người được cấu tạo khá phức tạp và cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu để
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin C cực kì cao. Nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin C đóng vai trò trong nâng cao hiệu quả làm việc của hệ miễn dịch.
9. Bảo vệ hệ thống xương khớp
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin K và canxi, đầy là những thành phần thiết yếu cho hệ xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa phốt pho, kẽm, vitamin A và C cùng góp phần trong bảo vệ xương của cơ thể.
10. Bổ sung chất dinh dưỡng có lợi trong thai kỳ
Giai đoạn thai kỳ cần rất nhiều các các chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong đó, bông cải xanh chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là B9 (folate) là một chất thiết yếu cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.
Việc sử dụng bông cải xanh giúp tăng lượng folate giúp thai phụ dự phòng được các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Các phương pháp chế biến bông cải xanh đúng cách
Nấu cùng với mầm bông cải xanh
Mầm là những bông cải xanh từ 1 đến 2 ngày tuổi, việc kết hợp bông cải xanh và mầm bông cải xanh có thể tăng gấp đôi tác dụng chống ung thư của loại thực phẩm này. Bên trong mầm bông cải xanh chứa hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 đến 100 lần so với bông cải xanh trưởng thành.
Sử dụng Bông cải xanh cùng với mầm bông cải mang lại hiệu quả chống ung thư cao
Hấp hoặc nấu chín bông cải xanh trong 2 đến 4 phút
Myrosinase là một enzym quan trọng trong bông cải xanh cần thiết để kích hoạt sulforaphane. Bạn không nên nấu quá chín, việc luộc quá lâu hoặc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao có thể phá hủy loại enzyme Myrosinase.
Đun sôi bông cải xanh trong hơn 7 phút cũng khiến cho Myrosinase bị phân hủy và tác dụng quý của bông cải xanh bị mất đi. Thời gian tốt nhất để luộc bông cải xanh chỉ trong 3-4 phút sẽ làm tăng sự hình thành sulforaphane.
Lời khuyên cho bạn khi dùng bông cải xanh
Nếu ăn sống cần rửa thật kỹ trước khi sử dụng. Do cấu trúc đặc biệt của bông cải rất dễ là nơi trú đọng của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Nên tách bông cải thành các nhánh nhỏ, rửa nhẹ với nước rồi ngâm trong dung dịch nước muối 15 -20 phút.
Không nên thái vụn: Một số trong chúng ta có thói quen thái lát mỏng, vụn bông cải xanh để xào nấu. Tuy nhiên, cách làm này khiến các chất có lợi trong bông cải dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Thay vào đó, bạn nên dùng mũi dao, tách nhỏ các nhánh của bông cải đến miếng vừa ăn.
Xào bông cải xanh sẽ giữ lại các chất có lợi tốt hơn so với khi bạn luộc. Tương tự với việc chần qua với nước sôi cũng có thể khiến các hoạt chất này bị tan vào nước.
Bạn có thể chế biến bông cải xanh bằng cách hấp cách thủy trong khoảng 5 phút để giữ lại được các chất có lợi. Bạn nên bổ sung bông cải xanh vào khẩu phần ăn. Bông cải xanh đóng vai trò như 1 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Bên trên là các thông tin về Bông cải xanh siêu thực phẩm mang lại giá trị cao về sức khỏe đặc biệt trong hỗ trợ điều trị ung thư. Mọi thắc mắc Quý đọc giả có thể truy cập đến Nhà thuốc An Tâm để được tư vấn và giải đáp.